Chợ thông tin Việc làm Việt NamLịchLiên hệ

Trở lại   Chợ thông tin Việc làm Việt Nam > Kiến thức - Kinh nghiệm > Kinh nghiệm làm việc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
dicso4 dicso4 đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 11
Mặc định Lý thuyết team - Phần 1

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Phần I

Team work là gì? Lợi ích team work mang lại cho chúng ta như thế nào? Quá trình team work?

Quá trình phát triển nhanh chóng như vũ bão của nền kinh tế cũng như công nghệ của thế giới trong những thập niên trở lại đây đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của quá trình chuyên môn hóa, và sức mạnh của lao động tập thể. Chính vì thế tầm quan trọng của Team work ( làm việc theo nhóm) là vô cùng quan trọng, nó góp phần năng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả làm việc của nhóm mà khi đơn lẻ từng cá nhân không có khả năng làm được.

Vậy Team work là gì? Team work chính là làm việc theo nhóm, có thể hiểu đơn giản là một nhóm người cùng làm chung một công việc mà công việc ấy nếu như chỉ có một cá nhân đơn thuần thì không thể làm được.

Lợi ích của Team work là gì?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao cũng đã phần nào cho ta thấy rõ được sức mạnh và hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi người chỉ có thể giỏi trong một vài lĩnh vực nào đó nhưng không thể nào giỏi hay biết tất cả, nhưng nhóm thì hoàn toàn ngược lại, nhóm là nơi có thể hội tụ được tất cả những yếu tố cần thiết cho mục tiêu của nhóm mà mỗi cá nhân không thể có đầy đủ. Bạn có thể thấy rõ 5 lợi ích chính khi tham gia một nhóm là:

- Bạn sẽ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống và bản thân của mình tốt hơn và không cảm thấy sự lạm dụng quyền lực của bất cứ người nào trong nhóm cũng không có sức ép của bất kỳ ai lên bạn.

- Khi tham gia nhóm bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ những thành viên và người lãnh đạo trong nhóm và cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp. Từ đó tạo nên sự thống nhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm.

- Sẽ không còn cái "tôi" trong nhóm nửa, cái "tôi" đã bị phá vỡ, sự thân thiện và cởi mở sẽ được tạo ra giữa các thành viên.

- Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của nhóm.

- Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên trong nhóm, cái mà khi họ đứng một mình khó mà thể hiện được.

Quá trình hoạt động của nhóm luôn diễn ra theo một trình tự nhất định và về cơ bản có thể thấy rõ qua trình tự sau:

- Đầu tiên khi nhóm đã có mục tiêu chung và đề án cụ thể thì nhóm sẽ thường xuyên có những buổi họp và thảo luận chung nhằm đưa ra những ý tưởng cũng như hướng đi cụ thể cho đề án mà nhóm đã chọn.

- Sau khi đã có hướng đi cụ thể nhóm sẽ tiếp tục thảo luận và lên một danh sách cụ thể các công việc cần làm, tiến độ công việc và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

- Khi mà công việc đã được chỉ định cụ thể cho từng cá nhân, thì nhóm vẫn phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ nhằm theo dõi và đánh giá thường xuyên các công việc đã làm được của các thành viên. Từ đó đôn đốc và có hướng xử lý kịp thời nếu có sai xót, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau nếu như các thành viên gặp khó khăn trong công việc.

- Khi thời gian thực hiện công việc của các thành viên đã hết, nhóm trưởng sẽ họp lại và tổng hợp tất cả những việc mà các thành viên được giao. Sau khi nhóm trưởng tổng hợp xong, các thành viên trong nhóm sẽ cùng ngồi lại và đánh giá cũng như cho ý kiến chung để hoàn thiện đề án của nhóm.

- Công việc cuối cùng là cho ra đời đề án của nhóm. Tùy vào điều kiện, yêu cầu và mục tiêu của đề án (VD: làm vì công ty yêu cầu hay vì mục tiêu riêng của nhóm là kêu gọi đầu tư...).
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
ntungco-ltd ntungco-ltd đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 8
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi rất thích các kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm. Hôm nay đọc bài của bạn
lại có thêm kiến thức mới. Cảm ơn bạn.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
vnbcp vnbcp đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 14
Mặc định

ko co chi ma.Chi la tui minh chuyen hoat dong ve team,co chut thong tin muon share cung ca nha thui.O web cau tui to cung con kha nhieu thong tin ve team,moi ban ghe qua doc
http://acchunhat.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
tuyetha06sg tuyetha06sg đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 23
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn cần những kỹ năng làm việc nhóm nào ?

Tham gia một nhóm làm việc vì một mục tiêu chung và nhằm đạt được những kết quả nhất định trong một lĩnh vực nào đó. Chính vì thế bạn luôn cần những kỹ năng nhất định trong tiến trình làm việc nhóm. Và về cơ bản bạn cần phải có một số kỹ năng sau:

- Xây dựng tinh thần làm việc nhóm: Là một thành viên của nhóm, dù là nhóm trưởng hay chỉ là thành viên thì bạn cũng phải hiểu rõ mục đích của nhóm và trách nhiệm của mình trong nhóm. Đó chính là yếu tố tinh thần, nó phải xuất phát trước tiên từ chính bạn, sau đó mới đến các thành viên khác. Không những thế, bạn phải luôn luôn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm và làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của chính họ sẽ mang lại kết quả cuối cùng cho nhóm. Việc xây dựng tinh thần làm việc của nhóm phải dựa trên những mối quan hệ xác lập trong nhóm, nó phải được xây dựng trên lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của tất cả các thành viên trong nhóm.

- Khả năng làm việc độc lập: Mặc dù làm việc nhóm là làm công việc chung, tuy nhiên khi bạn được phân công công việc rõ ràng, bạn cũng cần phải chủ động linh hoạt trong công việc của mình, phải biết sang tạo và không phải lúc nào cũng dựa dẫm vào người khác. Trên thực tế có rất nhiều thành viên của nhóm làm việc rất thụ động và lúc nào cũng phải cầm tay chỉ việc thì họ mới làm được. Họ nghĩ rằng mình không có khả năng làm việc độc lập cũng như sáng tạo trong công việc. Nguyên nhân chính ở đây là gì? Chính các trưởng nhóm đã tạo nên sự ù lì này, trong quá trình giao việc, họ thường phân chia công việc một cách rõ rang, chi tiết mà điều này vô tình dẫn tới tính ù lì của các thành viên trong nhóm và tạo thành lối mòn của sự thụ động.

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng hết sức quan trọng trong một nhóm, nó giúp bạn thiết lập một mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bạn cần phải có những thái độ giao tiếp đúng mực trong nhóm, phải có những mối quan tâm cần thiết với tất cả các thành viên trong nhóm, chẳng hạn như thăm hỏi nhau khi có người bị bệnh hay giúp đỡ nhau khi có người gặp khó khăn...Kỹ năng giao tiếp có thể chi đơn giản là những lời nói cử chỉ hành động thường ngày hay những câu nói đùa nhưng nó có tác động vô cùng lớn đến việc thiết lập một mối quan hệ vững chắc trong nhóm. Vì vậy cũng cần lưu ý có những giới hạn chuẩn mực nhất định trong lời nói giao tiếp.

- Kỹ năng lắng nghe: Một cuộc họp nhóm thường diễn ra với những vấn đề đưa ra cần thảo luận. Và những quan điểm cá nhân sẽ được đưa ra. Tuy nhiên lại có một thực tế đáng buồn là "Người nói không có người nghe", các bạn thường bị vướng vào tình trạng này, khi bạn của mình chưa đưa ra hết quan điểm thì đã có những ý kiến phản bác "Sai rồi!", điều này làm cho người phát biểu hụt hẫng và cụt hứng, họ sẽ có xu hướng "sợ sai " và dần dần không còn đưa ra những ý kiến cá nhân nữa. Và từ đây nhóm sẽ mất đi vô vàn ý kiến sáng tạo cũng như tính nhiệt tình, chủ động trong công việc. Vì vậy, bạn phải biết lắng nghe và suy ngẫm, đợi cho đến lúc bạn mình nói xong rồi hãy đưa ra ý kiến, cũng cần tránh phản bác ngay lập tức ý kiến đó. Thay vào đó bạn có thể nói: "Ý kiến của bạn cũng rất hay, nhóm sẽ tiếp thu và xem xét ý kiến của bạn, mời bạn .... (tiếp theo) phát biểu ý kiến"

- Kỹ năng trình bày vấn đề: Khi trình bày một ý tưởng, một vấn đề bạn nên nói ngắn gọn và chỉ nêu bật những ý chính. Khi nghe một ý kiến hay một bài luận người ta thường có xu hướng nhớ đến phần đầu và phần cuối. Vì vậy khi kết thúc một vấn đề hãy nhấn mạnh ý kiến của mình chung quy muốn nói gì.

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Khi nghe một quan điểm, một ý tưởng bạn cần phải ghi nhớ nó và tự đặt ra những câu hỏi như: Cái gì ? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao như vậy? Có khả thi không? Chính những câu hỏi như thế sẽ giúp cho những quan điểm, ý kiến trên được hoàn thiện và mang tính khả thi cao hơn. Và nó sẽ trở thành quan điểm mang tính đa dạng và sáng tạo được xây dựng bởi cả nhóm chứ không phải một quan điểm nghèo nàn được đưa ra bởi một cá nhân.

- Kỹ năng ra quyết định: Là một thành viên nhóm, bạn cũng là một người có quyết định quan trọng như các thành viên khác trong nhóm. Khi có một vấn đề cần biểu quyết lấy ý kiến chung, bạn phải đưa ra quyết định đứng trên cái nhìn khách quan và có tính quyết đoán, lập trường riêng cho mình. Đừng vì thích người này, ghét người kia mà chấp nhận hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Bởi điều này chỉ làm cho nhóm ngày càng đi xuống và kết quả công việc nhóm ngày càng đi xuống. Hãy luôn nhớ kết quả của nhóm chính là kết quả của mình. Và quyết định của mình ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của nhóm.

Mỗi kỹ năng đều là một quá trình rèn luyện và đúc kết trong quá trình làm việc và từ những kinh nghiệm sống. Vì vậy, cần luôn trau dồi và rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, nó không những giúp cho công việc nhóm của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn thành công hơn.
(
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
bachhy bachhy đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 14
Mặc định

Team work đảm bảo phải có sự gắn kết rất lớn. Một thất bại của cá nhân mà không được kiểm soát kỹ nó tương đương với một mắt xích bị đứt thì cái xích đó không thể lành. Tôi vui vì đọc được bài này! Tôi thích team work hơn là chỉ giữ bo bo mấy cái kiến thức tìm hiểu để cô độc làm việc. Trong team work vẫn có sự độc lập còn trong độc lập tôi không thấy team work. Chúng ta xây dựng một cộng đồng hoàn hảo. Tôi không thấy một cá nhân nào hoàn hảo. Chia sẻ để gia tăng giá trị! Hay Chia sẻ niềm tin gia tăng giá trị!
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
eddie.chung eddie.chung đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 13
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đúng đấy bạn à, khi bạn chia sẻ tức lúc đó giá trị của bạn gia tăng lên đồng thời người được chia sẽ cũng sẽ tăng giá trị.

Có một câu nói: Học - Làm - Dạy lại người khác

Khi bạn chia sẻ cho người khác cũng là lúc bạn củng cố thêm đồng thời bạn sẽ nhớ sâu hơn biết cái gì mình còn thiếu...một gia đình có nền tảng là gia đình đó có sự kế thừa...một doanh nghiệp phát triển...là doanh nghiệp biết xây dựng đội ngũ kế thừa...một đất nước phôn vinh ...việc kế thừa lại càng quan trọng....vậy nếu bạn cứ khư khư ôm những cái mình đang có để rồi mang theo xuống mồ à...vậy chắc chắn giá trị của bạn chẳng bao giờ tăng cả!!!

Vậy hãy chia sẻ ...chia sẻ ...và chia sẻ....bạn sẽ tăng giá trị của mình!
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
tranhoainam4318 tranhoainam4318 đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 11
Mặc định

1 team tồn tại được cần có sự gắn kết trong mọi vấn đề : công việc,cuộc sống,tình cảm...Để có được sự gắn kết thì phải chia sẻ để thấu hiểu,để đồng cảm,để cùng nhau tìm ra giải pháp.CLB AC tồn tại độc lâpj trong 3 năm vừa qua là nhưof sự gắn kết chặt chẽ.chúng tôi gọi những buổi chia sẻ là 360*.Ở đó,bạn có thể nói tất cả những gì bạn nghĩ.Nói thật tự đáy lòng
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
psmvn psmvn đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 30
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Phần 3
Giải quyết bài toán " Làm gì khi nhóm trưởng của mình bảo thủ và độc đoán?" như thế nào?

Khi trong nhóm làm việc của mình, nhóm trưởng là người bảo thủ và độc đoán, ắt hẳn mọi người sẽ rất khó chịu và hiệu quả công việc cũng như tính sáng tạo của nhóm sẽ bị kìm hãm. Vậy thì làm sao đây?

Chúng ta có thể tùy từng tình huống mà có thể đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Bạn có thể né tránh, nhường nhịn, thỏa hiệp, chống đối hay hợp tác. Tuy nhiên với một trưởng nhóm bảo thủ và độc đoán thì thật là khó khăn cho bạn. Mọi ý kiến đưa ra bởi các thành viên trong nhóm, nếu hợp với ý kiến chủ quan của nhóm trưởng thì có thể sẽ được đồng ý, hay toàn bộ nhóm đồng ý sẽ được duyệt qua. Nhưng nếu không trùng hoặc ngược lại với ý kiến chủ quan của nhóm trưởng thì có thể sẽ bị bác bỏ.

Trường hợp này, bạn nên có những cuộc gặp riêng với nhóm trưởng của mình và đưa ra những ý kiến của mình về tình trạng của nhóm, hãy thẳng thắn trình bày rõ quan điểm của bạn và các bạn trong nhóm. Điều này giúp cho nhóm trưởng nhân thức được tầm quan trọng của ý kiến nhóm, và không nên cho mình giỏi, lúc nào cũng đúng.

Hãy ít nhất một lần dùng lý lẽ và những bằng chứng thực tế để chứng minh sai lầm trong những quan điểm bảo thủ và độc đoán của nhóm trưởng. Đừng quá nể nang và kiêng nể, nếu không nhóm sẽ chỉ là của một người chứ không phải của mọi người và vì mục tiêu của mọi người.

Bạn cũng cần tránh những bức xúc hay những thái độ quá kích khi nhóm nhóm trưởng quá độc đoán. Bởi nó chỉ có tác động ngược lại mà thôi. Hãy kìm nén và đợi khi bình tĩnh rồi hãy trao đổi lại với nhóm trưởng sau.

Bên cạnh đó bạn cũng nên đưa ra những ý kiến và những trao đổi với nhóm trưởng về việc tổ chức cho nhóm có những cuộc đi chơi xa. Để từ đó thiết lập các mối quan hệ trong nhóm chặt chẽ hơn, giúp mọi người hiểu rõ về nhau hơn. Những trò chơi tập thể sẽ phần nào giúp nhóm trưởng cũng như tất cả các thành viên trong nhóm hiểu được sự quan trọng của sức mạnh tập thể. Và tính bảo thủ độc đoán cũng sẽ dần được giảm đi nhờ vào tính tập thể của các trò chơi này.

Vấn đề cốt lõi của bài toán này chính là ở chỗ bạn và các thành viên khác phải chứng minh cũng như chỉ ra cho nhóm trưởng thấy rõ được không phải lúc nào anh ta cũng đúng. Và cách duy nhất là dùng năng lực của các thành viên và bằng các hành động cụ thể chứng minh năng lực cụ thể các thành viên và sức mạnh của ý kiến tập thể trong từng tình huống cụ thể.
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
kimhong kimhong đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 11
Mặc định

Cám ơn bạn về đề tài này, người Việt Nam thường thiếu kỹ năng trong vấn đề Team Work:-w:-w
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 26-10-2012, 03:44 PM
sevencorp sevencorp đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 19
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cảm ơn bạn về sự chia sẻ những thông tin, kiến thức liên quan tới kỹ năng làm việc nhóm.Hy vọng bạn sẽ thường xuyên chia sẻ những kiến thức bổ ích khác cho cả nhà nhé.
Thật sự công việc của 1 cá nhân hay 1 tập thể, thậm chí của 1 công ty.
Trong 1 tập thể nếu có sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên chắc chắn công việc sẽ thành công hơn,phải không bạn. " Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao".
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:40 PM


© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.