Chợ thông tin Việc làm Việt NamLịchLiên hệ

Trở lại   Chợ thông tin Việc làm Việt Nam > Kiến thức - Kinh nghiệm > Kinh nghiệm tìm việc làm

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-11-2012, 02:45 PM
dtt dtt đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 15
Mặc định Cẩn thận khi chọn ngành thời thượng báo chí

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

“Nhiều sinh viên vào ngành báo chí rồi mới biết mình chưa hiểu gì về báo chí, lại càng không thể theo được ngành báo chí vì chỉ quan tâm đến tấm bằng ĐH mà không quan tâm đến khả năng theo nghề của mình”.


Sinh viên ngành báo chí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM trong giờ thực hành quay phim.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Tổng Biên tập tạp chí Nghề Báo, giảng viên thỉnh giảng môn phóng sự tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM, nhận xét như vậy.

Một nghề khắc nghiệt

“Thích được nổi tiếng, thích được xã hội nể trọng nên nhiều thí sinh đã chọn nghề báo một cách cảm tính, sai lệch, mà không biết rằng làm báo là một nghề nặng nhọc và nguy hiểm” - PGS- TS Nguyễn Thị Minh Thái, Khoa Báo chí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, nhận định.

Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người làm báo phải chịu rất nhiều cực khổ khi phải chạy theo guồng quay liên tục của thông tin.

Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhàn, Phó trưởng Khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng nghề báo là một nghề đòi hỏi cao về tính sáng tạo và tính cạnh tranh; về sức khỏe, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, về áp lực thời gian làm việc. Đó là chưa kể những tai nạn và rủi ro khác mà ai cũng có thể vấp phải nếu chủ quan, thiếu cảnh giác trong lúc làm nghề.

Đòi hỏi năng khiếu và đam mê

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, nghề báo rất cần ở nhà báo tài năng nhìn thấy thông tin mới, cho nên báo chí là nghề cần có năng khiếu phát hiện thông tin và tiếp theo đó là năng khiếu truyền tin. Vì vậy, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng muốn trở thành nhà báo, thí sinh phải tự xét xem mình có thực sự đam mê nghề này không và có năng khiếu phát hiện, diễn đạt thông tin không.

Còn thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhàn cho biết đối với ngành báo chí, để trụ được 4 năm ở giảng đường và sống lâu dài với nghề sau này, ngoài kiến thức, kỹ năng được huấn luyện, sinh viên cần phải có một số tố chất và năng lực đặc trưng như: năng động, tháo vát, quảng giao, kiến văn rộng, diễn đạt rõ ràng, khúc chiết ý tưởng của mình cả bằng lời nói và văn bản... Tất nhiên, sức khỏe và ngoại hình cũng là hai yếu tố khá quan trọng góp phần làm nên thành công của một nhà báo.

Nhiều con đường vào nghề báo

Nghề báo là nghề của nhiều nghề, nên theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, có những người không học viết báo vẫn viết rất tốt, rất hay, thậm chí không học báo chí vẫn quản lý báo chí được. Cùng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng có nhiều con đường trở thành nhà báo. Trong số hàng chục ngàn nhà báo hiện nay, số đông vẫn là những người làm báo do tự học nghề. Có nhiều nhà báo vào nghề không có bằng cử nhân báo chí mà có bằng cấp ở các lĩnh vực khác: văn học, sử học, luật học, tin học, mỹ thuật, giáo dục học, kinh tế, ngoại ngữ, ngôn ngữ... Ngược lại, cũng có những người tốt nghiệp ĐH báo chí hẳn hoi nhưng khi ra trường vẫn không viết nổi dù chỉ một cái tin.



Theo Người lao động
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:49 AM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.