Chợ thông tin Việc làm Việt NamLịchLiên hệ

Trở lại   Chợ thông tin Việc làm Việt Nam > Kiến thức - Kinh nghiệm > Kinh nghiệm tìm việc làm

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 11-10-2012, 09:18 AM
tai-viet tai-viet đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 96
Mặc định Báo cáo về tình trạng tai nạn lao động người nước ngoài

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


TTHQ™- Tai nạn lao động ngày càng gia tăng, bảo hiểm lao động của người lao động nước ngoài không được giải quyết
Tất cả mọi lao động đều có quyền lợi được làm việc một cách khỏe mạnh trong môi trường làm việc an toàn. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều những mối nguy hại đe dọa người lao động nhưng chủ lao động, quản lý thường lại tỏ ra coi thường, thậm chí bỏ qua các quy tắc về an toàn lao động phòng ngừa những mối nguy hiểm đó. Tháng 5 vừa qua lại có một người thứ 32 bị thiệt mạng vì mắc bệnh trong quá trình làm việc tại công ty điện Samsung. Vào tháng 9 năm ngoái, một nhân viên phụ trách việc kiểm tra công đoạn phá hủy ở nhà máy đóng tàu tại Ulsan cũng nhận kết quả khám bị bệnh bạch cầu. Cũng vào năm ngoái tại khu công nghiệp Noksan, có rất nhiều trường hợp công nhân và gia đình của họ bị ảnh hưởng tới sức khỏe và phát sinh nhiều chứng bệnh do ảnh hưởng của vụ rò rỉ phóng xạ nhưng không được các tập đoàn lớn thừa nhận trách nhiệm và giải quyết bảo hiểm lao động thích đáng.
[h=4]Cơ sở sản xuất nhỏ dưới 50 người- tỉ lệ phát sinh tai nạn lao động lên tới 86%[/h]Theo thống kê của Tổ chức y tế và An toàn phòng chống tai nạn công nghiệp, từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012, tức trong vòng 3 tháng, trong tổng số 15.540.000 lao động đã có khoảng 21.177 người bị tai nạn lao động, và trong đó có 315 người bị tử vong. Tức là, trong một ngày, trung bình có 235 người bị tai nạn, trong đó có 3 người tử vong. Theo chủng loại tai nạn lao động có 92,1% tai nạn do sự cố tại hiện trường; 7,9% tai nạn do phát sinh trong quá trình làm việc do máy móc. Bên cạnh đó trong tổng 86% tai nạn xảy ra tại các doanh nghiệp nhỏ dưới 50 người, đặc biệt những nơi có nhiều lao động nước ngoài làm việc; tỉ lệ tai nạn tại các cơ sở sản xuất là 36.6%; cơ sở xây dựng là 22.6%. Theo thống kê tai nạn của người lao động nước ngoài, sau năm 2007, trong vòng 3 năm có 14.419 người bị tai nạn, trong đó có 305 người bị tử vong. Đặc biệt, tỉ lệ phát sinh tai nạn lao động (tính cả lao động Hàn Quốc) đa số là theo xu thế giảm nhưng tỉ lệ phát sinh tai nạn lao động người nước ngoài lại ngày một tăng lên.
[h=4]Người lao động nước ngoài không được hỗ trợ các thiết bị an toàn lao động, phải đối mặt với nguy hiểm hàng ngày tại nơi sản xuất.[/h]Tại các cơ sở sản xuất nhỏ, do trang bị an toàn thiếu thốn, kém chất lượng hoặc không được chuẩn bị, do vấn đề giao tiếp bị hạn chế vì khác biệt ngôn ngữ nên nhiều khi người lao động nước ngoài không nắm bắt được cách sử dụng máy móc…những vấn đề đó khiến cho tỉ lệ người lao động bị tai nạn ngày càng tăng cao.
Theo điều tra, có hơn 50% tai nạn lao động của người nước ngoài phát sinh trong 1 năm đầu sau khi người lao động tới Hàn Quốc. Khi họ bị tai nạn, công ty cũng không khai báo tai nạn lao động lên Bộ lao động; hoặc chỉ trả phí bệnh viện hoặc chỉ hỗ trợ một phần phí chữa bệnh rồi trả lao động về nước nếu lao động không có khả năng tiếp tục làm việc. Nhiều khi, người lao động vì sợ bị phát hiện tư cách cư trú "bất hợp pháp" nên cũng không dám yêu cầu công ty hỗ trợ chi phí chữa bệnh. Nguyên nhân quan trọng mang tính chất mấu chốt là do các công ty không thực hiện đúng theo quy định về việc thực hiện hướng dẫn an toàn lao động - một trong những yêu cầu cơ bản trong đề phòng tai nạn lao động. Như thế cho đến nay, người lao động hầu như không hề có một chính sách bảo vệ an toàn lao động cũng như đền bù thích đáng.
[h=4]Những vật dụng hàng ngày có chất độc hại gây ung thư[/h]Trong thực tế, vào đầu tháng 5 vừa qua, một cơ sở sản xuất C nằm tại khu công nghiệp Gimhae, tỉnh GyeongNam đã bị phát hiện những sai sót trong khi thực hiện quy trình sản xuất. Cơ sở này sử dụng những chất tẩy rửa hữu cơ chứa dịch loromethane gây hại cho cơ thể con người nhưng lại không hề có các thiết bị, dụng cụ bảo vệ cho người lao động. Những lao động làm việc tại cơ sở này hay xuất hiện các chứng bệnh như: Đau ngực, nôn mửa, nhức đầu, khó tiêu, rối loạn nhịp tim, trương bụng. Nhưng chủ cơ sở không những không có biện pháp khắc phục mà còn bắt nhân viên làm việc với cường độ cao.
[h=4]Bộ lao động cần tích cực kiểm tra hiện trường và hướng dẫn người lao động thực hiện an toàn lao động.[/h]Sở lao động Yangsan sau khi nhận được báo cáo các đoàn thể lao động, đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp người lao động để kiểm tra lại các thông tin. Từ đó, Sở lao động Yangsan đã ra chỉ thị thi hành các chính sách về: giáo dục an toàn lao động, kiểm tra an toàn sức khỏe định kỳ cho công nhân, nghiêm cấp các cơ sở tổ chức sản xuất bên trong xưởng và phân phát trang bị bảo vệ an toàn lao động...
Các đoàn thể lao động cũng yêu cầu phải kiểm tra hiện trạng lao động các cơ sở sản xuất nhỏ tại Thành phố Gimhae và đề nghị Sở lao động Yangsan tổ chức các buổi họp quần chúng. Theo đại diện của đoàn thể lao động, có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ có người lao động nước ngoài vi phạm luật an toàn lao động, nhưng việc kiểm tra hiện trường lao động và các chính sách xử phạt chưa được quan tâm một cách đúng đắn. Cường độ và mức độ kiểm tra, xử phát của Bộ lao động cần phải nghiêm khắc và chặt chẽ hơn nữa. Không chỉ thế, thông qua mạng lưới các đoàn thể nhân dân và tổ chức lao động, Bộ lao động cần phải hỗ trợ và lắng nghe những vấn đề của người lao động để họ có cơ hội nói lên tiếng nói của chính mình.
[h=4]Môi trường làm việc có chất độc hại[/h]Những lao động làm việc trong môi trường có chất độc hại sẽ thường thấy xuất hiện các chứng bệnh như: đau đầu, ngứa và nhức mắt, rát họng và đau bụng.
Tại những nơi này, người lao động nhất thiết phải đeo mặt nạ, dùng găng tay chuyên dụng. Người lao động do hạn chế trong việc cập nhật thông tin nên không thể biết được chất độc hại là gì, có tác hại, ảnh hưởng ra sao nên thường phát hiện ra những chứng bệnh lạ trong cơ thể trong quá trình làm việc.
Cho dù hiện tại cơ thể của bạn không có điều gì bất thường, nhưng những chất độc hại có thể ủ bệnh trong người từ 5, 10 tới 20 năm nên người lao động cần tìm hiểu xem chất độc hại đó là chất gì, có thành phần ra sao. Khi xuất hiện các triệu chứng lạ cần đến bệnh viện để nhận điều trị. Những chất độc hại thường có ở các cơ sở cần thao tác tẩy rửa sản phẩm, sản xuất, hỗn hợp..
[h=4]Vì an toàn của chính mình. Bạn hãy kiểm tra môi trường xung quanh trước khi làm việc ![/h]Danh sách kiểm tra
1. Các chất độc hại có được bảo quản tại nơi quy định và được dán nhãn thuận lợi cho việc kiếm tìm hay không?
2. Nơi bảo quản có lắp đặt các hệ thống biểu thị như: Biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm người không phận sự ra vào hay không?
3. Các thông tin liên quan đến chất độc hại như: Tên, ảnh hưởng, chú ý khi sử dụng…có được thông báo tại những nơi dễ nhận biết hay không?
4. Người lao động có chấp hành việc sử dụng các trang thiết bị bảo vệ hợp lý như: Mặt nạ chống độc, kính bảo hộ, găng tay, ủng... hay không?
5. Tại nơi làm việc có lắp đặt các trang bị để bày đồ dùng an toàn, thuốc, dụng cụ dập lửa, tẩy trùng hay không?
6. Những thùng đựng chất độc hại có được sản xuất bằng vật liệu đảm bảo cho vật chất không bị phá hủy, biến đổi trong quá trình vận chuyển hay không?
7. Gần nơi làm việc có đồ dễ bắt lửa hay không?
8. Gần nơi làm việc có các thiết bị phòng cháy chữa cháy hay không?
9. Nơi làm việc có được lắp đặt hệ thống thông gió tốt hay không?
10. Tỉ lệ cacbon có vượt quá 10% không?
11. Gas độc có khả năng bị rò rỉ hay không?
12. Lối thoát hiểm có được mở rộng hay không?
Xuất xứ: Bộ an toàn lao động Hàn Quốc
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 11-10-2012, 09:18 AM
thuan-phuong thuan-phuong đang ẩn
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 113
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

- Gần đây, tuy xu thế người lao động nước ngoài ngày càng tăng cao nhưng do mức độ hiểu biết về công việc, sự thông hiểu về ngôn ngữ còn hạn chế nên người lao động nước ngoài vẫn còn bị đối xử bất công tại nơi làm việc. Theo đó, Công đoàn an toàn lao động Tỉnh Gyeonggy đã phân tích những nguyên nhân gây tai nạn lao động và nghiên cứu các giải pháp cho vấn đề này

◇ Tình trạng tai nạn của người lao động trong tỉnh Gyeonggy
Trong vòng 20 năm gần đây, trong tỉ lệ tiêu chuẩn thấp nhất về tai nạn lao động trên cả nước (0.65%) thì tỉnh Gyeonggi cũng nằm trong xu hướng giảm mức độ tai nạn. Nhưng tỉ lệ phát sinh tai nạn lao động của người nước ngoài lại tăng với mức cao (Năm 2010 là 5599 người → Năm 2011 là 6509 người). Tại khu vực phía Nam tỉnh Gyeonggi trong tổng số tai nạn lao động phát sinh, tỉ lệ lao động nước ngoài cũng tăng rất cao. Nguyên nhân tăng tỉ lệ tai nạn lao động người nước ngoài:
▶Tỉ lệ lao động nước ngoài tại Hàn Quốc đột ngột tăng mạnh trong thời gian gần đây. Năm ngoái số lượng người lao động là hơn 60 vạn người, hơn 10% so với các năm khác.

Khác với lao động Hàn Quốc, lao động nước ngoài làm các công việc mang tính chất nguy hiểm - công việc 3D (Khó- Difficult, Bẩn-Dirty, Nguy hiểm-Dangerous) nên khả năng bị tai nạn cũng cao hơn.
Môi trường làm việc của lao động nước ngoài khác với môi trường tại bản xử trước đó. Ngoài ra, tại các công ty nhỏ, lao động không được trang bị thiết bị bảo hộ an toàn lao động, không được đào tạo hướng dẫn đề phòng an toàn lao động, môi trường làm việc không đảm bảo, người lao động phải làm việc trong thời gian dài.
Do chủ tuyển dụng còn hạn chế trong nhận thức về người lao động nước ngoài (còn phân biệt đối xử) và hạn chế trong chi phí dành cho việc đầu tư các trang thiết bị an toàn cho lao động nước ngoài.
Sự khác biệt về loại hình tai nạn giữa lao động Hàn Quốc và lao động nước ngoài.
Theo thống kê năm 2011, trong số người lao động nước ngoài bị tai nạn (chiếm 63%) , những tai nạn liên quan đến máy móc như: bị kép, cuốn làm tổn thương cơ thể hay một bộ phận cơ thể chiếm tỉ lệ lớn nhất (39.3%). Tiếp theo đó là những tai nạn té, trượt chiếm 12,2%, tai nạn ngã từ trên cao (cầu thang, mái nhà) chiếm 10.7 %.
Ngược lại, lao động Hàn Quốc có tỉ lệ tai nạn trượt, té lớn nhất ( 21.1%), tai nạn do máy móc chiếu 17.2%, tai nạn ngã từ trên cao chiếm 14.7% (chiếu 53% tổng số tai nạn).
Theo đó, có thể thấy lý do người lao động nước ngoài bị tai nạn liên quan đến máy móc nhiều hơn lao động Hàn Quốc là: chủ yếu lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ dưới 50 nhân công với những máy ép nhựa, máy đúc – những loại máy vốn cần nhiều thao tác và sự tập trung nên mức độ nguy hiểm cao.
◇ Công đoàn lao động thực hiện chiến lược phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động nước ngoài.
Công đoàn lao động thi hành các chính sách quy định hạn chế và giảm thiểu phạm vi phê duyệt cho phép các cơ sở sản xuất nhận lao động nước ngoài nhưng lại không đảm bảo những yêu cầu về quản lý an toàn lao động; đồng thời mở rộng thời gian giáo dục về an toàn lao động, quá trình đào tạo nghề, đổi mới và phổ cập những tài liệu hướng dẫn an toàn lao động dành cho người lao động nước ngoài.
Các nội dung chính

Trong các cơ sở như: Cơ sở mới thành lập, cơ sở tái thành lập, Cơ sở có các phương tiện, thiết bị sản xuất mang tính nguy hiểm- tiến hành ưu tiên hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các cơ sở tuyển tuyển dụng lao động nước ngoài.
Tiến hành giáo dục cho lao động nước ngoài và chủ tuyển dụng định kỳ cho hơn 1 vạn cơ sở trong khu vực quy định
Kết hợp với các vùng có nhiều tai nạn lao động phát sinh để cùng cập nhật và phổ cập các tài liệu an toàn lao động dành cho người nước ngoài
Thông qua việc điều hành các tổ chức luyện tập đề phòng tai nạn lao động cho lao động nước ngoài để kiểm tra, nghiên cứu về tình hình tai nạn theo chu kỳ
Tư vấn
Tai nạn lao động tại nơi làm việc mới.
Hỏi: Tôi là M, đến từ Việt Nam. Hai tháng trước tôi đã chuyển nơi làm việc. Vài ngày trước đây tôi bị ốm nên phải đến bệnh viện và được chuẩn đoán bệnh này phát sinh trong quá trình làm việc tại nơi làm mới. Tôi phải xử lý như thế nào?
Đáp: Với trường hợp dự đoán được ảnh hưởng của các chất độc hại tại nơi làm việc ảnh hưởng trường kỳ lên cơ thể thì phải sau một thời gian dài mới có thể phát hiện được bệnh. Trong trường hợp này, chỉ cần được chứng nhận nguyên nhân bệnh phát sinh trong quá trình làm việc thì dù không làm việc tại công ty người lao động vẫn có thể được nhận bảo hiểm tai nạn lao động.
Trong trường hợp của bạn, điều quan trọng nhất là phải xin được giấy chứng nhận nguyên nhân phát bệnh chính xác. Bệnh phát sinh do ảnh hưởng của chất độc hai có thể biến thành bệnh mãn tính không thể chữa trị dứt điểm. Dù các biểu hiện bệnh có nhỏ đi chăng nữa cũng không được coi thường. Trước khi về nước, người lao động cần phải làm rõ bệnh để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 11-10-2012, 09:18 AM
tamexim tamexim đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 92
Mặc định

upppppppppppppppppp
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:39 PM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.