Chợ thông tin Việc làm Việt NamLịchLiên hệ

Trở lại   Chợ thông tin Việc làm Việt Nam > Kiến thức - Kinh nghiệm > Kinh nghiệm làm việc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
viethanltd viethanltd đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 21
Mặc định Nói trước đám đông: chuyện nhỏ!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com



Phát biểu trước đám đông hay khi bị phỏng vấn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng. Mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, đổ mồ hôi hột... là những triệu chứng của căn bệnh "ngại tiếp xúc".
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi đó? Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn những kỹ năng cần thiết để bạn có thể khẳng định: Nói trước đám đông chỉ là chuyện nhỏ.


Không ai chờ đợi một bài phát biểu hoàn hảo từ bạn

Đừng bao giờ cố cất công đi tìm một bài phát biểu hoàn hảo vì thực chất không bao giờ có bài phát biểu nào hoàn hảo hết. Vả lại, cũng chẳng ai mong được nghe một bài phát biểu hoàn hảo. Mọi người chỉ quan tâm đến bạn phát biểu điều gì chứ không ai để tâm đến chuyện bạn làm thế nào với bài phát biểu đó cả.

Chính vì bạn cứ loay hoay muốn có một bài phát biểu hoàn hảo mà nhiều khi lại ngăn cản bạn nói với lối diễn đạt đơn giản và trực tiếp vào vấn đề. Điều đó lại càng khiến cho bạn cảm thấy rằng bài phát biểu của mình thất bại và bạn tin rằng người nghe nhận xét không tốt về mình. Sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, dẫn đến các hiện tượng như đã thấy ( đỏ mặt, run rẩy…) đồng thời, lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay.

Chú ý tới các nguyên nhân khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người

Những lo lắng, sợ hãi này từ đâu mà ra? Một nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: Cội nguồn của sự sợ hãi này có rất nhiều, có thể do di truyền, giáo dục, văn hóa, cá tính của từng người... và sự kết hợp giữa chúng nhiều khi không biểu hiện rõ ràng.

Có như thế bạn mới thấy mình mạnh mẽ hơn, bình tĩnh và tự tin hơn khi phát biểu. Bạn có thể học cách xác định rõ ràng các tình huống bạn sẽ gặp phải, phân tích nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đó và tìm cách xử lý
Đừng tự hỏi mình "Ta có nên nói thế hay không?"

Bạn phải hình thành trong đầu mạch dẫn của bài phát biểu, chính ý tưởng chủ đạo này sẽ cho bạn những đường đi mạch lạc, những điều bạn cần thông tin đến mọi người. Mạch dẫn sẽ giúp bạn tổ chức bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn.

Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn

Bạn cần phối hợp các yếu tố đó thật nhịp nhàng, chúng sẽ giúp cho bạn phát biểu tự tin hơn. Giọng nói nên nhẹ nhàng vừa đủ nghe, không to quá cũng không nhỏ quá. Cơ thể cần được thả lỏng và đứng ở vị trí thuận lợi. Như vậy bạn sẽ lấy lại được bình tĩnh và tự tin vào bản thân. Có như vậy mới tập trung hoàn hảo vào bài phát biểu của mình mà đối thoại với mọi người.

Chuẩn bị trước nội dung và phong cách cho bài phát biểu
Bạn cần biết sử dụng các kỹ thuật nói, chúng cho phép sắp xếp các trình tự nội dung của bài nói "Bây giờ tôi sẽ đề Cập đến chương 2…" hoặc "bây giờ tôi xin chuyển qua vấn đề…" sẽ làm cho bài nói của bạn mạch lạc hơn.

Nắm lấy tất cả các cơ hội được phát biểu trước mọi người
Nắm vững được phát biểu cũng là một cách để tập luyện. Vì vậy, hãy tranh thủ các cơ hội như trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè… để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn.

Và bây giờ tại sao không thử phát biểu một bài trước những người bạn của bạn?

Theo mocthoigian
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
tranthu tranthu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 36
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cám ơn chị rất nhiều^^.Em đang rất cần sự hướng dẫn trong vấn đề này,em sẽ cố thực hiện theo những kinh nghiệm trên
Chị ơi,ví dụ nhưng mình đang phát biểu,1 người đứng dậy phát biểu ý kiến chen ngang bài phát biểu mình(và có thể dễ nhận ra chỉ là để thử "thần kinh" mình) thì phải xử lý thế nào?
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
gocuongphat gocuongphat đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 35
Mặc định

Cái này có rất nhiều cách, mình đưa một vài cách sau: Nhưng bình tĩnh là quan trọng nhất nhé, chứ đừng bị cuốn vào câu hỏi mất bình tĩnh :-w:-w:-w

Nhận để trả lời ( Độc cô cầu bại ) ): Cảm ơn câu hỏi của bạn, mình ghi nhận và cùng trả lời chung các câu hỏi khác khi mình đã trình bày hết bài phát biểu của mình....... Tập hợp các câu hỏi và trả lời lần lượt.

Bán cái (Đẩy câu trả lời về phía cộng đồng ) ): Trước khi trả lời câu hỏi của bạn xyz, có ai có cùng câu hỏi như vậy hoặc có ai có quan điểm trả lời câu hỏi này cùng chia sẻ với mọi người ở đây được chứ? Nhắc lại câu hỏi. Chỉ thẳng luôn: Bạn A, nếu là bạn bạn sẽ nghĩ như thế nào về việc này? Bạn sẽ tạo không khí sôi nổi của người làm chủ cuộc chơi và bạn là người gút lại ý kiến ban đầu.

Không ai giỏi hơn tất cả mọi người, nhưng ta có thể học được sự thông minh của mọi người bằng cách hỏi người khác.

Còn nếu trình bày lúc đầu của mình có sai lạc thì mạnh dạn và tự tin cám ơn mọi người đã cùng nhau làm rõ quan điểm abc, và cám ơn bạn abc... Cám ơn và cám ơn ( nét mặt tươi cười là ăn tiền ) - vui vì mình đã được học thêm )
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
codaco codaco đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 18
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mọi người hào hứng với phần này quá làm mình cũng muốn nhảy vào tham gia cái cho nó xum...


Trường hợp đang thuyết trình...điễn đạt bị mất điện hoặc máy tính đang chạy ngon lành...tư dưng tắt phụt một cái....làm sao đây? khán giả đang im phăng phắc bỗng nhiên trở lên nhốn nháo..ồn ào....lúc đó bạn làm gì? hì hì! chỉ có người đã từng gặp phải tình huống này thì mới giải quyết được...ai trả lời dùm cái nhỉ???:-w
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
bachhy bachhy đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 14
Mặc định

Lúc đó thì tự thân vận động thui, thuyết trình thì ng ta ngoài nhìn vào màn chiếu thì còn nghe mình nói nữa mà. Lúc đó chị VI hãy dùng giọng nói oanh vàng của mình để trấn an mọi người đi nào:cuoideu:
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 26-10-2012, 03:33 PM
bich_pham bich_pham đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 28
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

@ ke_chan: Cám ơn câu hỏi của bạn! Theo ý kiến và kinh nghiệm của mình trong quá trình học tập thì đứng trước các tình huống đó có lẽ mình sẽ nhận ý kiến đó và xin trả lời người đã đưa ra ý kiến đó sau khi kết thúc bài phát biểu của mình. Đôi khi trong quá trình phát biểu mà xen ngang qua chủ đề khác có thể sẽ làm loãng nội dung đang phát biểu nên theo mình thì trả lời câu hỏi đó sau khi phát biểu xong là hợp lý.
Còn với việc thử "thần kinh" hay gì đó tương tự thì tuỳ theo tình huống chúng ta từ từ giải quyết từng vấn đề một chắc chắn sẽ ko vấn đề gì sảy ra.

@ Admin: Câu trả lời và cách giải quyết của admin rất hay, sẽ học tập nếu rơi vào hoàn cảnh đó

@ Vinguyen: Cũng giống như bạn anh_tam, mình cũng có cùng quan điểm,trong chiến đấu Đảng ta từng nói "...ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm..." Nếu bị các sự cố đó chúng ta vẫn còn đôi tay, cái miệng, giọng nói và ánh mắt tại sao chúng ta lại không tiếp tục với những gì đang có nhỉ? Và biết đâu nếu bạn ko phụ thuộc vào các điều kiện máy móc trang thiết bị bạn lại có 1 cuộc diễn thuyết hùng hồn và đầy tính thuýêt phục thì sao?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:36 PM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.